Ngày 5 tháng 5 là ngày kỷ niệm tìm được ảnh Đức Mẹ và ngày 7 tháng 10 là ngày kỷ niệm Linh Ảnh Mẹ Lộ Hình để làm hai ngày đại lễ trong năm mà hằng năm, Giáo phận Vĩnh Long và Họ đạo La Mã tổ chức. Những ngày đại lễ có hàng trăm xe khách đến từ 4 chỗ, 7 chỗ cho đến 30 chỗ đã đổ đầy sân bãi xe và ra cả trên một đoạn đường vào nhà thờ; với khoảng trên 2 nghìn người tham dự lễ trước một khuôn viên nhà thờ rộng lớn; đây là sự ngưỡng mộ và tín ngưỡng của Giáo dân đối với Đức Mẹ hằng cứu giúp tại Bến Tre; tìm hiểu cội nguồn của Nhà thờ La Mã và di ảnh lộ hình.
Quang cảnh nhà thờ La Mã
Vào năm 1930, chánh xứ Nhà thờ Cái Bông cũng là một trong những nhà thờ lớn thứ nhì trên mảnh đất Bến Tre đã đến thành lập họ đạo Sơn Đốc và tặng cho Nhà thờ này bức ảnh “Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp" lúc bấy giờ Nhà thờ nầy được gọi là Nhà Nguyện Bàu Dơi; năm 1947, do chiến tranh, giáo dân phải đi di cư nơi khác có an ninh hơn để mưu sinh. Đến năm 1949, họ đạo Bầu Dơi được thành lập; đầu năm 1950 Giám mục Ngô Đình Thục đặt tên mới là họ đạo La Mã, bức ảnh Đức Mẹ trở thành linh vật của họ đạo La Mã. Bức ảnh sau đó ông Nguyễn Văn Hạt (ông Biện Hạt) đưa con trai Nguyễn Văn Thành đem về cất giữ. Ngày 2 tháng 2 năm 1950, quân Pháp mở trận càn quét, nhiều nhà dân bị tàn phá, dân chúng phải chạy loạn; lúc bấy giờ có một giáo dân cùng anh Thành cố mang theo bức ảnh Đức Mẹ để bảo vệ không bị hư lúc chiến tranh, nhưng trên đường di tản bằng xuồng, bức ảnh bị rơi xuống sông và đã thất lạc.
Ba tháng sau, ngày 5 tháng 5 năm 1950, một ngư dân vô tình vớt được bức ảnh, tuy còn nguyên khung nhưng hình ảnh bị phai mờ. Anh Thành xin lại bức ảnh đem về nhà để lao chùi nhưng ảnh bị ố vàng và phai nhạtkhông thấy rõ. Tháng 8 cùng năm, ông Biện Hạt sang giúp con sửa nhà, nhìn thấy bức ảnh treo che chắn mưangoài hiên nên đã đem bức ảnh về và đặt trên tủ thờ giữa nhà; năm tháng sau, vào ngày 7 tháng 10 năm 1950, một chiếc tàu Pháp chạy dọc theo con rạch trước nhà ông Hạt bắn phá tan tành, duy nhất chỉ còn tủ thờ và tấm vách lá phía sau là còn nguyên vẹn, nơi mà ông đặt Di ảnh để thờ và cũng là nơi mà gia đình Ông núp những làn đạn của giặc. Bức ảnh vốn đã bị phai nhạt hết hình, nhưng sau đó đã từ từ lộ ra hình Đức Mẹ, chỉ còn mũ triều thiên trên đầu Đức Mẹ và Chúa Hài Đồng thì còn lu mờ, sự việc này xảy ra đầy huyền bí nên được các giáo dân tôn sùng như phép lạ lần thứ nhất của bức ảnh.
Nơi thờ bức ảnh Đức Mẹ lộ hình
Ngày 15 tháng 8 năm 1951, nhân dịp lễ Đức Mẹ Mông Triệu, linh mục Phêrô Dư đã tổ chức cung nghinh bức ảnh từ họ đạo La Mã đến họ đạo Cái Bông. Trong thời gian tổ chức lễ, các giáo dân chứng kiến bức ảnh một lần nữa biến đổi: mũ Triều thiên trên đầu Đức Mẹ và Chúa Hài Đồng hiện ra thật rõ ràng. Sự kiện lần này được các giáo dân tôn sùng như phép lạ lần thứ hai của bức ảnh.
Ngày nay, Đức Mẹ La Mã Bến Tre là trung tâm hành hương thứ ba của Giáo hội Việt Nam, sau Đức Mẹ La Vang và Đức Mẹ Trà Kiệu. Trung tâm thánh địa là Nhà thờ La Mã Bến Tre với chiều dài 35m, chiều ngang 16m và tháp chuông cao 19m. Tại nơi Đức Mẹ lộ hình, hiện có xây một đài kỷ niệm được dựng tại vị trí căn nhà của ông Biện Hạt khi xưa,cách Nhà thờ về hướng sông La Mã khoảng hơn 500mđể ngắm nhìn di ảnh Đức Mẹ lộ hình rõ đẹp trên bức ảnh tàn phai do ngâm thời gian dài dưới nước.
Đến Bến Tre, không thể không tìm hiểu sự kiện lạ đầy huyền bí đối với giáo dân Công giáo tại Giồng Trôm, Ba Tri; quí khách chỉ mất 40 phút ngồi xe là đến nơi.
Tiểu cảnh khuôn viên nhà thờ La Mã
Sự việc cứu gia đình ông Biện Hạt khỏi họa sát thân vì bom đạn chiến tranh, từ đó Đức Mẹ đã ban rất nhiều ơn phúc cho những người thành tâm cầu nguyện từ bức ảnh nầy; trong đó có cậu bé Lý Văn Ca được Mẹ cứu giúp thoát khỏi tử thần sau cơn bệnh đậu mùa đã lấy đi 5 sinh mạng của 5 người anh, chỉ còn người con út là Lý Văn Ca đang trong tình trạng thập tử nhất sinh. (hiện Lý Văn Ca là Linh mục của giáo xứ Thánh Gia Maddington Perth, Úc Châu).
Tại La Mã Bến Tre, Du khách thập phương thường đến dâng hoa, thắp hương đi bằng đường bộ hoặc đường thủy. Để tiếp nối hết tuyến du lịch “Về Nguồn" (Một trong 3 tuyến chính của ba dải cù lao tại Bến Tre) đến viếng Di tích Quốc gia đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu, tích cấp Quốc gia Võ Trường Toản và nhiều di tích khác cùng nhiều văn lam thắng cảnh khác và những làng nghề truyền thống trên trăm năm tuổi tại mảnh đất Ba Tri. Đặc biệt là quí khách sẽ tham quan tìm hiểu một sự kiện tâm linh tại Cồn Đất (Đến An Bình – Về bình an); nơi mà chúa Nguyễn Ánh đã trú ngụ sau một trận truy đuổi củaquân Tây Sơn; nơi còn lưu giữ miếu thờ Lan Lại Nhị Đại Tướng Quân mà vua đã phong thần cho hai Rái Cá; cũng là nơi mà cây bần được vua đổi tên thành cây Thủy Liễu.
Hãy một lần đến quê hương Xứ Dừa để tìm hiểu thêm du lịch tâm linh đầy huyền bí trong chuyến hành trình trên tuyến du lịch Về Nguồn của Cù Lao Bảo tại Bến Tre./.
Lê Luông
Nguồn tin: dulich.bentre.gov.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn